Lên ngôi Anna_của_Nga


Năm 1730, Sa hoàng Pyotr II (cháu trai của Sa hoàng Pyotr I) băng hà khi còn trẻ mà không có con để nối ngôi. Cái chết của ông đã làm kết thúc dòng chính thống của Nhà Romanov. Ứng cử viên ngai vàng lúc này là ba người con gái còn sống của Sa hoàng Ivan V là bà (sinh 1693), Catherine (sinh 1691), Praskovya (sinh 1694) và hai người con gái của Sa hoàng Pyotr I là Anna (sinh 1708) và Elizaveta (sinh 1709).

Ivan V là anh trai của Pyotr I, và vì thế nên các con của Ivan V được ưu tiên để kế vị ngai vàng hơn các con của Pyotr I. Tuy nhiên, nếu nhìn từ quan điểm khác như người kế vị ngai vàng nên là những người thân gần gũi nhất của tiên hoàng thì những người con gái của Pyotr I sẽ được ưu tiên hơn, vì họ là cô của Tiên hoàng Pyotr II. Sự tiến thoái lưỡng nan này ngày càng lớn hơn, vì những người con gái của Pyotr I đều là những đứa con ngoài giá thú được sinh ra bởi một người hầu tên là Catherine, nhưng chỉ được hợp pháp hóa sau đó khi Pyotr I kết hôn với Catherine. Mặt khác, Praskovia Saltykova, vợ của Ivan V, lại là con gái của nhà quý tộc.

Tiền đúc in hình AnnaNữ hoàng Anna xé rách các hiệp ước

Cuối cùng, Hội đồng Cơ mật tối cao Nga dẫn đầu bởi Hoàng thân Dmitri Golitzyn đã chọn Anna để bước lên ngai vàng, bà được chọn trong khi chị gái bà không được chọn ngay cả khi bà chỉ là người em. Có một số lý do cho điều này: Anna là một góa phụ nhưng không có con (như thế nếu Anna lên ngôi thì sẽ không có nguy cơ một thế lực ngoại quốc nào có thể cầm quyền ở Nga thông qua quyền họ nội). Mặt khác, về Catherine thì đã kết hôn với Công tước Karl Leopold xứ Mecklenburg-Schwerin, điều này sẽ có hại cho nước Nga nếu Karl Leopold thông qua cuộc hôn nhân với vợ muốn cầm quyền cai trị nước Nga một cách gián tiếp, và đặc biệt là Catherine đã có một đứa con gái với Karl Leopold.

Hội đồng Cơ mật Tối cao muốn một người góa phụ không con giống Anna lên ngôi hơn thay vì các chị em của bà. Vì họ mong muốn rằng một khi đăng quang bà sẽ cảm thấy mang ơn các quý tộc và trở thành một bù nhìn. Để đảm bảo điều đó, Hội đồng đã thuyết phục Anna ký kết một tuyên bố về "những điều kiện", trong đó nói rằng Anna sẽ cai trị theo sự thương nghị của họ và không được phép bắt đầu một cuộc chiến tranh hoặc kêu gọi hòa bình và đặt các loại thuế, chi tiêu ngân sách nhà nước mà không có sự đồng ý của họ.[2] Bà cũng không được xử phạt bất cứ ai trong giới quý tộc mà không qua thưa kiện, không thể ban cho bất cứ ai các khoản tài trợ, không thể bổ nhiệm bất cứ ai vào các vị trí quan lại dù người đó có là người ngoại quốc hay là người Nga mà không có sự đồng ý của Hội đồng.[3]

Ngày 18 Tháng 1 Năm 1730, Anna ký kết tuyên bố về "những điều kiện" ở Jelgava, và sau đó tiến tới thủ đô nước Nga. Trong vòng một vài ngày, các phe phái khác đã nhanh chóng dấy lên phản đối "những điều kiện" này vì trong "những điều kiện" này quy định Dolgorouki và Galitzin sẽ là hai gia tộc gián tiếp cai trị nước Nga. Ngày 7 Tháng 3 Năm 1730, một nhóm người thuộc phe phái này đi đến cung điện và kiến nghị với Nữ hoàng về việc bãi bỏ "những điều kiện" này và phục hồi quyền chuyên chế chấp chính của bà giống các sa hoàng trước đây.[4] Một trong những người kêu gọi Anna bác bỏ hiệp ước này có chị bà Công chúa Catherine.[5] Ngay sau đó bà nhanh chóng nắm quyền lực chuyên chế và cai trị như một sa hoàng. Vào chính đêm đó bà xé rách các hiệp ước, có lời đồn rằng lúc đó xuất hiện một cực quang trên bầu trời.